Anh chị kỹ thuật chế tạo máy chắc hẳn đã rất quen thuộc với khớp nối trong các hệ thống truyền động, nhưng liệu anh chị đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa khớp nối cứng và khớp nối mềm chưa? Mỗi loại khớp nối đều có những đặc điểm và ứng dụng riêng, và việc lựa chọn đúng loại sẽ giúp hệ thống vận hành tốt hơn.

⁉️ Khớp nối cứng hay mềm, loại nào sẽ phù hợp hơn cho ứng dụng cụ thể tại nhà máy của anh chị? Cùng xem qua hình ảnh so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của từng loại khớp nối nhé!

 

♦ Khớp nối cứng: Là dạng khớp nối có kết cấu đơn giản, dùng để liên kết cố định 2 chi tiết máy.

Ưu điểm:

- Truyền lực chính xác, đảm bảo độ đồng tâm cao giữa các trục.

- Khả năng chịu tải lớn, tuổi thọ cao, ít cần bảo trì.

- Truyền động tốc độ cao, mô-men xoắn lớn.

- Các hệ thống yêu cầu độ ổn định cao, ít rung động.

♦ Khớp nối mềm: Là dạng khớp nối trục có sử dụng vòng, đệm bằng cao su, có khả năng bù sai lệch trục và giảm chấn.

Ưu điểm:

- Bù trừ độ lệch trục, sai lệch góc giữa hai trục.

- Hấp thụ rung động, tiếng ồn thấp.

- Các hệ thống trong môi trường khắc nghiệt, dễ xảy ra rung động

♦ Khớp nối cứng:

Nhược điểm:

- Ít linh hoạt và không bù trừ được độ lệch góc giữa hai trục.

- Dễ gây mài mòn nếu không căn chỉnh chính xác

- Yêu cầu độ chính xác cao trong lắp đặt để đảm bảo hoạt động.

Ứng dụng: Các hệ thống đòi hỏi độ chính xác cao như máy công cụ, robot công nghiệp.

♦ Khớp nối mềm:

• Nhược điểm:

- Tuổi thọ thường ngắn hơn.

- Truyền động tốc độ thấp hơn, mô-men xoắn vừa phải.

- Không đảm bảo độ đồng tâm cao giữa các trục.

Ứng dụng: Các hệ thống yêu cầu độ đàn hồi, giảm chấn như máy bơm, máy nén khí.